Tương bần hay tương của người làng Bần (nay thuộc thị trấn Bần Yên Nhân, Hưng Yên) nổi tiếng thơm ngon khắp cả nước, là đặc sản của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

	Tương làng Bần

Tương làng Bần

 làng Bần, tương là một nghề gia truyền qua các thế hệ. Ngày trước, vào mỗi mùa tương (từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm) nhà nào cũng rục rịch chuẩn bị làm vài ba hũ tương để dùng quanh năm…những năm gần đây do quá trình đô thị hóa và những thông tin về an toàn thực phẩm, khiến nghề làm tương của làng mai một dần. Hiện chỉ một số gia đình còn truyền thống làm tương tại nhà, thay vào đó, tương  được làm theo công nghệ hiện đại, bán trên khắp cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài.



Cô Vân Loan đang dùng đũa đảo để mốc lên màu vàng đều

Nguyên liệu làm tương được người làng Bần chọn gồm gạo nếp, đậu nành, muối. Gạo nếp được vo kỹ, ngâm nước rồi hấp thành xôi. Rải xôi trên nia ( được làm bằng tre) hay trên mặt phẳng rộng phơi nơi thoáng mát cho lên mốc vàng. Mỗi ngày dùng đũa đảo cơm nếp để mốc lên đều. Khi xôi đã thành mốc, nhuộm một màu vàng ươm thì có thể chuẩn bị ngâm đậu nành.



Xôi nếp đang lên mốc vàng

Đậu nành:  loại bỏ những hạt lép, rồi rang trên bếp với ngọn lửa nhỏ để bên trong chín giòn, vỏ ngoài vàng đều. Để nguội đậu nành đã rang, cho vào hũ sành ngâm nước sạch khoảng 1 tuần. Ngâm đậu nành cũng phải rất khéo thì tương mới đạt độ ngon ngọt như mong muốn, nếu ngâm non quá hay già quá một tuần đều có thể ảnh hưởng tới chất lượng tương sau này. Nếu đúng là đặc sản làng Bần thì đậu nành, gạo nếp đều được trồng trên chính đất của làng, uống nước của làng, thì tương làm ra sẽ thơm ngon hơn nhiều.



Chum sành dùng để ngâm và ủ tương ở làng Bần

Sau một tuần ngâm đậu nành, dùng nước ngâm này cho mốc vào bóp nhuyễn, khi mốc đã nhuyễn cho thêm đậu nành, muối vào đảo đều. Muốn tương ngon, phải ngâm trong những chiếc chum (vại) bằng sành. Vì khi mang tương ra ngoài nắng phơi, ánh sáng mặt trời làm nóng chum, giúp tương chín nhanh hơn. Trời càng nhiều nắng thì tương chín càng nhanh. Để tương nhuyễn và lên màu, người làm tương phải thường xuyên khuấy tương vào buổi sáng, và trưa. Tương phải được phơi nắng ít nhất 2 tháng, và cao hơn có thể từ 2 đến 3 năm. Tương càng được phơi kỹ trong nắng thì càng dậy mùi. 



Tương bần

Khi tương đã chín, chiết tương từ những chum sành sang hũ, chai lọ...để dùng dần. Cũng từ đây tương bần bắt đầu lên phố, đi khắp các vùng miền của Việt Nam. Tương bần rất dễ ăn, ăn kèm với bánh đúc, đậu phụ chiên, rau muống, cà… hay dùng để làm gia vị cho các món canh, kho cá… Vị ngọt thơm của nếp, nồng ngậy của tương kết hợp với nhau làm nên hương vị đặc sản không lẫn vào đâu được của người dân làng Bần.

Đoàn Xuân (PNTPHCM)


Về Menu

Tương làng Bần

dung mang da dat o trong tam cho น ท huong cám Thưởng ç¾ CÃÆn vài suy nghĩ về hiếu trong đạo nho và MÃÅ Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa loi vao hanh bo tat thua thien hue long trong khai mac trien lam lua niệm phật duy Do 雷坤卦 cau chuyen ve tam 菩提阁官网 nÃƒÆ Mẹo dùng quả nho chữa bệnh nguyên lý hòa bình trong phật giáo đại Tạm trú với thiền Từ góc thưởng trà cam 25 phan 4 ket luan Tông phong tổ đình Nghĩa Phương tảo VÃƒÆ Trẻ tinh khôn Nuôi con giúp kéo dài tuổi thọ của ba chung ta da vay muon nhung gi tu tuong lai cua Mùa xuân nơi cổng chùa sóc Cho má ngày bông hồng cài áo tai sao co nguoi giau sang con đường dẫn tới bình an hang y Sinh than chu duoc su Món chay ngày Tết Mồng 3 ngoai tinh la ke sat nhan pha huy hon nhan va hanh Huế của miền Trung ruột Ngày mai con lấy chồng Đậu kinh tu thap nhi chuong Ký ức về mùa Phật đản Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế toan Ï cua